Kinh nghiệm làm Freelancer cho người mới cần đọc!!
Kinh nghiệm thì mình có nhiều, sai lầm rồi dẫn đến cứ đi lòng vòng mà k tìm lời giải cho các bản brief thì mình cũng có hàng đống – nhưng dùng nó để “gãi trúng chỗ ngứa” cho các bạn thì lại là một việc k hề dễ dàng.
Và mình muốn seri này là những thứ bay bổng hay những bài viết kiểu “công thức” hoặc tệ hơn là viết theo kiểu SEO (cứ bổ sung thật nhiều keywords để đc lên top Google ). Nó phải thực sự cung cấp những kiến thức để giúp giải quyết những tasks hay thậm chí là brief bạn đang làm. Trên hết là giúp bạn tránh những sai lầm thường hay gặp phải về sự sáng tạo – qui trình làm việc – cân bằng đc mục tiêu marketing & sự bay bổng…từ kinh nghiệm của những người đi trước.
==============================
Nhưng trên thực tế thì những Brief kiểu này sẽ là “bữa ăn hàng ngày” của creative team tại một Creative Agency, thậm chí ở (4) & (5) tụi mình còn phải làm những thứ lớn hơn rất nhiều chứ ko chỉ là những bài viết. (quên cái deadline chỉ 2 ngày đi!)Vậy creative team đã làm như thế nào? (hoặc Quy trình làm công việc sáng tạo đã diễn ra làm sao?)
==============================
QUY TRÌNH SÁNG TẠO CƠ BẢN CỦA MỘT CREATIVE TEAM
Khi xem các campaign truyền thông sáng tạo của các brand lớn như Dove & Cocacola, ắt hẳn mn đều thắc mắc (pha lẫn ngưỡng mộ) rằng vì sao creative team phụ trách có thể nghĩ ra những thứ “khủng khiếp” như thế, họ có phải là siêu nhân ko ta?
Thực chất, bất cứ một campaign truyền thông nào cũng đều đi theo một quy trình cơ bản thế này:
+ NÓI CÁI GÌ? (a.k.a IDEA=Truyền tải thông điệp gì? Ý tưởng cần phải truyền tải là gì?)
Bạn muốn biết mình cần phải nói điều gì với đối tượng Customer/Consumer (mn hay nói một câu hoa mĩ là “Hãy nghĩ ra ý tưởng cho chiến dịch truyền thông này?” ) thì dễ thôi: Hãy trả lời câu hỏi sau “Họ (Target Consumer = TC) đang gặp khó khăn gì với việc tiếp cận sản phẩm của brand? Họ đang có định kiến gì về công năng – tác dụng – chất lượng…của sản phẩm hay ko?”
Bạn trả lời đc câu hỏi trên nghĩa là bạn đã xác định được Insight & Issue của TC. Lúc đó bạn tự khắc biết cần phải truyền tải điều gì với họ liền.
+ NÓI BẰNG CÁCH NÀO? (a.k.a EXECUTION)
Khi đã xác định cần phải nói cái gì rồi thì lúc đó sẽ lựa chọn phương pháp hay công cụ nào hiệu quả nhất để truyền tải điều muốn nói.
(các công cụ này có thể là TVC, là print-ad, là content (bao gồm cả chữ & hình), là các bài post trên fanpage, là các bài pr trên báo, là game tương tác (tóm lại là mọi hình thức online – offline – digital…)
– Team trực tiếp trải nghiệm & nhận thấy đại đa số mọi người đều có định kiến về các bạn nữ có vẻ ngoài đc chăm chút & yểu điệu thục nữ rằng “Ui nhìn nó bánh bèo thế thì làm đc việc gì đâu, kêu nó làm mất công nó lại bảo hư bộ móng tay của nó hết!” (Insight)
– Và điều này dẫn tới các bạn nữ “lỡ chẳng may” có ngoại hình như thế sẽ phải chịu một cái nhìn bất công & đầy định kiến của mn xung quanh. Đồng thời điều này cũng ảnh hưởng tới việc họ ko còn tự tin thoải mái để sống & làm những gì mình thích (Issue)
– Team quyết định truyền tải thông điệp: Không phải những gì bạn thấy & nghĩ đều đúng sự thật. Cho dù là “bánh bèo” đi chăng nữa rất có thể vào một ngày đẹp trời & với tình trạng tốt nhất thì họ sẽ vẫn có thể làm nên những điều phi thường. Bởi vì “bánh bèo” thời đại này ko phải là bánh bèo vô dụng – Họ là “Bánh bèo vô địch!” (Idea)
(đọc đến đây thì chắc bạn cũng biết nó là TVC của brand gì rồi hen: Campaign “Bánh Bèo vô địch!” – Diana)+ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC CÁI GÌ? (a.k.a OBJECTIVE=Mục tiêu truyền thông là gì?)
Mình muốn để điều này ở sau cùng nhằm mục đích khẳng định rằng: 2 thứ trên (IDEA & EXECUTION) sẽ trở thành những thứ vô nghĩa & bỏ đi nếu như nó ko thể giải quyết mục tiêu truyền thông mà brand đang đề ra (và mục tiêu truyền thông ko phải là SALE – mặc dù nó cũng góp phần trong việc làm tăng doanh số bán ra của s/p)
Một vấn đề về truyền thông của brand sẽ đc giải quyết bằng một giải pháp truyền thông. Thế nghĩa là với các vấn đề ko thuộc phạm trù truyền thông hay nhận thức, như: Chất lượng thực sự của s/p – Giá thành nguyên vật liệu đầu vào cao dẫn đến giá thành s/p cao – Giá cao khiến đại đa số TC khó tiếp cận với s/p thuộc nhóm hàng như yếu phẩm này…ko thể đc giải quyết bằng một giải pháp truyền thông!
=> Diana xác định Objective của campaign là “Thay đổi quan niệm bánh bèo là vô dụng của đám đông!” => Khi làm đc điều này sẽ khiến TC ko còn mất tự tin & dám thể hiện bản thân => Để đc tự tin như vậy thì hãy…dùng Diana (thô nhưng thật!)==============================Chốt lại, QUY TRÌNH SÁNG TẠO SẼ CÓ TRÌNH TỰ THẾ NÀY:
OBJECTIVE – INSIGHT – ISSUE – IDEA – EXECUTION
(Đây cũng là những điều mà bạn & cả team nhất thiết phải xác định cho rõ từ Brief – bất chấp đó là Client Brief hay Creative Brief. Bởi vì nếu thiếu hoặc sai sót ở mục nào thì cũng sẽ làm cho cả s/p sáng tạo của cả team “gãy” = Out – Of – Brief)==============================Trở lại với Brief bên dưới, chỉ riêng việc xác định Insight (và Issue) của TC là đã khiến creative team “chết lên chết xuống” rồi. Thường là team mình sẽ dừng lại ở việc brainstorm để nhận ra Insight & Issue – đồng thời đưa ra Idea (thông điệp cần truyền tải) để giải quyết 2 thứ trên. Sau đó tụi mình cần sự confirm của Client trước khi làm tiếp.
CLIENT BRIEF – DEBRIEF – CREATIVE BRIEF.
– Nói thật là mình chưa từng thấy một cái Client Brief nào có thể giúp ít quá nhiều cho việc vẽ nên chân dung khách hàng cả, xem nào: “Target Consumer: Nam giới ở độ tuổi từ 25-35, Class A, rất quan tâm tới việc chăm sóc ngoại hình…” liệu nó sẽ giúp gì cho việc xác định chính xác Insight & Issue?– Bởi vậy, tụi mình sẽ có thêm một cuộc meeting gọi là Debrief: Ở đó team sẽ tha hồ hỏi Client các thắc mắc cũng như giả thuyết về các Insight mình đã có đc và sau cùng là thống nhất Insight nào mới đc confirm.
– Creative Brief: đây là bản brief chi tiết nhất và đã đc thông qua bởi Client. Đây cũng là bản brief thật sự sẽ giúp cho creative team tạo ra thông điệp chính xác cần truyền tải tới TC & lựa chọn cách thức để thực hiện.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Insight & Issue đó lại ko khớp với nhận định của Marketing Team thuộc brand?
(Ừ thì những Idea & Execution đó chắc chắn sẽ phải bỏ đi hết vì cái tội “cầm đèn chạy trước ôtô” )=> Đó là ý do mà Brief bên dưới là hết sức vô lý: ko ai lại yêu cầu “làm ra chi tiết” tất tần tật mọi thứ từ Insight cho đến tận Execution mà lại chưa đc sự confirm của người đưa ra Brief.==============================Trên thực tế mình gặp không hiếm trường hợp các bạn newbie hoặc freelancer (đa phần là ở công việc content writer) mới vào nghề rất lãng phí sức lực cho các Brief như vậy.
Mình không nói là các bạn ko đủ tgian hoặc khả năng để hoàn thành những bản Brief. Chỉ đơn giản là các bạn ko biết về quy trình sáng tạo bên trên & cũng ko hình dung ra đc bản thân đang là “mắt xích” nào của chuỗi quy trình đó.
Từ đó dẫn đến việc các bạn ko nhận thức đc rằng mình đang bị giao cho một phần việc vượt quá vai trò (một lần nữa nhắc lại: ko phải là bạn ko đủ khả năng thực hiện) hiện tại.
Team mình rất nhiều lần cộng tác với freelancer (thường là copywriter hoặc content writer), và lần nào tụi mình cũng luôn là người đưa ra Insight – Issue – Idea (thông điệp cần truyền tải) – Objective (dĩ nhiên là đã có sự confirm của Client).
Các bạn freelancer sẽ là người thực hiện Execution (ko phải team nhà k làm đc, chỉ là đôi khi tụi mình bị quá tải bởi phải làm một lúc quá nhiều projects )Vd: Brief “Đổi 5 chai thủy tinh rỗng lấy 1 chai mới” của một brand cafe nọ
– Objective: Làm cho TC tiếp nhận promo trên một cách hiệu quả.
– Insight: TC của s/p này đa phần là nam giới – họ rất lười trong việc phải giữ lại vỏ chai s/p sau khi đã sử dụng bởi vì ngại việc bị nói “Đàn ông con trai cứ đi giữ lại mấy cái đồ lặt vặt như đàn bà ấy!”
– Issue: Vì vậy phần thưởng “Đc một chai mới nguyên” nhiều khi không đủ lớn hấp dẫn TC. Đặc biệt là với các TC có thu nhập cao.
– Idea: Để thay đổi quan niệm trên thì cả team quyết định truyền tải “Giữ lại 5 vỏ chai cũ chính là góp phần bảo vệ & giảm thiểu việc thải thêm rác ra môi trường. Đây chính là suy nghĩ của những người trẻ hiện đại & văn minh. Đây mới chính là điều mà brand mong muốn bạn cùng chung tay thực hiện!”
– Execution: Dùng các bài viết sẽ post lên fanpage để truyền tải thông điệp trên. Bạn có thể kể một câu chuyện miễn là nó nhằm mục đích truyền tải Idea trên & dĩ nhiên là phải có link tới s/p cf chai thủy tinh của brand.
=> Bạn thấy rõ là tụi mình đã confirm với Client mọi thứ bên trên để tránh tình trạng “Ủa em, anh thấy Insight & Issue trên là chuẩn rồi. Nhưng Idea thì nó ko đc mới lắm vì trước đây các brand đã xài nát hết trong vụ ống hút sinh thái rồi. Nên là nghĩ cái khác đi!”.
Bởi vì nếu để 1 freelancer làm từ đầu tới cuối mà chưa có sự confirm từ Client thì đảm bảo với bạn chỉ 1 câu “Ủa em…” đó là bạn sẽ phải bỏ hết đi các bài viết nọ
Có người trả tiền để bạn tạo ra một phương tiện đi chuyển. Bạn nghĩ rằng sẽ tạo ra một chiếc xe 4 bánh. Rồi sẵn đà đang hứng bạn lên luôn bản vẽ kĩ thuật cho chiếc xe đó. Rồi cũng tiện tay bạn đi mua luôn mọi phụ tùng & ráp luôn hoàn chỉnh chiếc 4 bánh.
=> “Ủa em, chị thấy mọi thứ OK rồi đó. Nhưng phụ tùng xe của e mua là của Nhật. Chị thì thích phụ tùng của Đức do nó tốt hơn hẳn…”.
Rồi, vậy là xem như chiếc xe với phụ tùng Nhật đẹp đẽ đó của bạn bỏ đi ==============================TỔNG KẾT
Khi còn trẻ, bạn nên “bán mình” cho một Creative Agency nào mà có quy trình làm việc rõ ràng với các vị trí nhân sự đầy đủ. Chỉ có như vậy bạn mới đc hướng dẫn & tiếp xúc với các kinh nghiệm mà “ko có trường lớp nào dạy”.
Còn nếu ko may, bạn là một freelancer chưa từng “kinh” qua bất cứ “lò luyện” nào thì bạn phải tự bơi mà thôi. Mỗi bài học nhận đc là một lần trả giá về tgian & công sức. Nhưng đừng sợ, bởi vì “Scars make a fighter. Girls love scars!”
(Kinh nghiệm & sự từng trải tạo nên những giá trị nhất định. Sẽ ko thiếu những tập thể & tổ chức sẵn sàng trả giá cao để mua những thứ đó!)(Hay có một cách để đỡ tốn tgian & công sức hơn: hãy đọc những bài viết của mình Mình đùa đấy!)***Tác Quyền: Viet Huynh***
‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!