Có thể nói Freelancer (hay còn gọi “Người làm việc tự do” là một hình thức công việc trong đó một cá nhân cam kết làm việc cho chính mình thay vì người khác lãnh đạo họ với tư cách là người sử dụng lao động. Trở thành một freelancer đồng nghĩa với việc bạn không bị gò bó về mặt thời gian, được làm những gì mình thích.
Tuy nhiên, trong khi nhiều người ghen tị với lối sống tự do ấy, ít ai biết rằng freelancer cũng có những nổi khổ riêng. Trên thực tế, vì tất cả mọi thứ đều do bản thân mình sắp xếp (từ thời gian làm, số lượng công việc, tìm kiếm khách hàng) nên công việc này mang lại rất nhiều thách thức, trong đó không thể không nhắc tới khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống của mình. Hiểu được nỗi khó khăn ấy, Splanet xin gợi ý đến các bạn 4 mẹo, kinh nghiệm làm freelancer mà các bạn có thể tham khảo để duy trì sự cân bằng ấy tốt hơn.
1. Đặt thứ tự ưu tiên
Mọi người hay nói nhau rằng, freelancer là một nghề có tính “tung hứng”, không ổn định. Bạn có thể có những project khác nhau với deadline, yêu cầu từ khách hàng khác nhau vào bất cứ thời điểm nào mà chúng ta không hề biết trước.
Nếu cứ cắm đầu vô máy tính làm mà không có kế hoạch cụ thể, bạn có thể dễ dàng bị chệch hướng, mất kiểm soát đi chính thời gian của mình. Do đó việc quản lí, sắp xếp công việc là điều cần thiết đối với các freelancer. Một số phần mềm sắp xếp, quản lí công việc dùng được ngay trên máy tính cực kì tiện lợi bao gồm: Evernote, Jello, Any.do.
Hãy bắt đầu bằng cách lập danh sách các ưu tiên thứ tự công việc hàng ngày của bạn. Việc thiết lập các ưu tiên này là một trong những việc đơn giản nhất mà bạn có thể làm để chắc chắn rằng mình đã hoàn thành được những mục việc cấp thiết, quan trọng đề ra trong 1 ngày. Bằng cách làm vậy, bạn sẽ học được cách quản lí thời gian tốt hơn. Từ đó giúp bạn kết hợp và cân bằng tốt giữa công việc và các hoạt động cá nhân mỗi ngày.
2. Dừng đúng lúc
Điều này vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những freelancer mới bước chân vào nghề. Theo tâm lý của những người mới, khi bắt đầu làm, họ có thể không có nhiều khách hàng và dự án để làm việc, điều này dẫn đến thu nhập của họ khá khó khăn, không ổn định. Khi ấy họ bắt đầu có tư tưởng rằng “việc gì cũng phải nhận, miễn sao có việc, có lương là được” mà không màng tới liệu mình có làm nổi hết hay không. Và thật đáng tiếc thay, suy nghĩ ấy không nên chút nào.
Giả sử bỗng một ngày sau bao nhiêu thời gian chờ đợi, bạn được mời làm ở nhiều project khác nhau và bạn đồng ý nhận làm hết tất cả. Tuy nhiên trong trường hợp đó, việc “ôm đồm” quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng làm việc quá sức, thiếu tập trung, căng thẳng và nhiều hậu quả khác ảnh hưởng đến cuộc sống. Cuối cùng bạn không những không làm khách hàng hài lòng mà còn ảnh hưởng tới uy tín của bạn. Do đó hãy lựa chọn khối lượng việc một cách khôn ngoan bạn nhé!
3. Quan tâm tới sức khỏe thể chất và tinh thần nhiều hơn
Một cuộc sống cân bằng giữa “làm” và “chơi” sẽ không thể thành được nếu chúng được xây dựng trên cơ sở của bệnh tật và căng thẳng. Nếu cường độ làm việc quá nhiều, con người sẽ kiệt sức. Nếu gánh nặng, áp lực, lo lắng quá lớn, hiệu quả công việc sẽ suy giảm.
Vì thế hãy ưu tiên sức khỏe của bạn. Bắt đầu với những việc đơn giản như đi bộ hàng ngày, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc. Nếu thấy cơ thể không được khỏe, hãy nghỉ ngơi. Đừng vì thấy tiếc 1 ngày nghỉ mà ép bản thân làm những việc chúng ta không đủ sức để làm khi đó. Một cơ thể khỏe khoắn, một tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn thể hiện tốt hơn trong công việc và trong cuộc sống cá nhân.
4. Đặt thời gian làm việc
Việc đặt ra khung giờ làm việc xác định không nhất thiết phải làm từ 9h sáng tới 5h chiều (như giờ công sở chúng ta hay biết). Mục đích việc xác định giờ giấc như thế này nhằm giúp bạn phân cách được ranh giới giữa thời gian làm việc và thời gian cho bản thân.
Hãy nghĩ xem khi nào bạn sẽ làm việc ở trạng thái tốt nhất? Làm vậy có phù hợp với giờ giấc sinh hoạt của mình hay không? Năng suất công việc liệu có ảnh hưởng nhiều không? Bởi trên thực tế những người sẽ cảm thấy có nhiều năng lượng làm việc nhất vào buổi sáng, mặt khác có những người thì vào chiều tối. Ưu điểm của freelancer là thời gian đi làm tùy ý của mình, vì thế hãy tận dụng lợi thế này nhé!
Kết Luận
Trên đây là 4 mẹo, kinh nghiệm làm freelancer đơn giản mà hiệu quả có thể giúp bạn cân bằng được giữa công việc và cuộc sống một cách tối ưu nhất. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho mọi người.
Từ khóa:
Kinh nghiệm làm freelancer,
làm freelancer hiệu quả