Hosting là gì? Đây hẳn là một câu hỏi của đại đa số những người quan tâm đến lĩnh vực Website. Đặc biệt là các bạn muốn tạo cho mình một website riêng phục vụ việc kinh doanh, kiếm tiền Online hay đơn thuần là Blog chia sẻ kiến thức.
Có thể nói, Hosting chiếm vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của Website. Nên việc chọn Hosting đúng công ty đúng loại là một điều cần quan tâm để bắt đầu xây dựng ngôi nhà Online của mình. Hãy cùng Splanet đi sâu tìm hiểu về Hosting, cũng như các lưu ý khi chọn mua hosting cho người mới nhé!
1. Hosting là gì?
Hosting hay thường được gọi với cái tên web hosting là không gian lưu trữ giúp bạn đăng tải, lưu trữ cũng như xuất bản thông tin, ứng dụng lên Internet. Về mặt kỹ thuật thì Hosting nằm trên các server (máy chủ) và phân phối dữ liệu thông qua Internet.
Nghe có vẻ hơi phức tạp rồi nhỉ. Hiểu một cách đơn giản, nếu bạn muốn lưu trữ và khởi chạy các file, ứng dụng thì bạn cần một thiết bị điện tử như laptop, máy tính bảng, điện thoại, USB,… Tuy nhiên, nếu dữ liệu nằm trên thiết bị đó thì chỉ có bạn mới xem được mà thôi.
Chính vì thế, khi bạn muốn đưa dữ liệu này đến hàng triệu người cùng lúc thì bạn cần phân phối dữ liệu đến người dùng khác thông qua Internet. Mà để dữ liệu có chốn nương thân thì bạn cần thuê hosting. Cũng giống như việc bạn thuê sạp ở các hội chợ để trưng bày sản phẩm của mình vậy.
Hosting là yếu tố bắt buộc tiên quyết để website có thể tồn tại và hoạt động trên Internet.
Bản chất hosting là dữ liệu của bạn được lưu trữ tại các máy chủ vật lý (Thiết bị lưu trữ). Các nhà cung cấp hosting chịu trách nhiệm giữ các máy chủ đó hoạt động liên tục. Qua đó, người dùng Internet có thể truy cập dữ liệu của bạn bất cứ lúc nào.
2. Bản chất Hosting hoạt động như thế nào?
Nhìn vào hình ảnh trên, các bạn có thể hiểu như sau:
1. Người thuê hosting chuyển dữ liệu đến hosting (server)
2. Hosting phân phối dữ liệu đến người dùng Internet mỗi khi họ truy cập vào đúng địa chỉ (Domain)
Các Hosting hoạt động dựa trên nguyên lý căn bản như sau:
Phía nhà cung cấp
Trang bị sẵn server máy chủ vật lý và chia nhỏ máy chủ đó thành các không gian lưu trữ nhỏ hơn (Giống như trên laptop chúng ta có ổ C, D, E, F,…). Các không gian nhỏ này được gọi là các Hosting.
Tùy theo gói cước mà mỗi hosting lại có cấu hình khác nhau. Các cấu hình này hoàn toàn có thể được điều chỉnh để phù hợp khi nhu cầu người thuê thay đổi. Với mỗi máy chủ server thì người ta có thể chia thành hàng triệu hosting khác nhau.
Phía người dùng
Đăng ký không gian lưu trữ tùy theo nhu cầu, sau đó tải lên các dữ liệu mà họ muốn phân phối đến các người dùng khác. Bất kỳ người dùng nào cũng có thể dễ dàng truy cập các dữ liệu đó miễn là họ vào đúng nhà (Domain) và đúng địa chỉ (IP).
3. Vai trò, ý nghĩa của hosting là gì?
Như đã đề cập ở trên, Hosting có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu của bạn và phân phối chúng đến các người dùng Internet khác thông qua địa chỉ IP hoặc tên miền (Domain) chính xác. Cũng giống như việc bạn tạo dữ liệu trên Google Drive, sau đó copy link gửi đến những người dùng khác. Ở đây, bạn đang sử dụng Hosting máy chủ miễn phí của Google.
Vì thế, nếu không có hosting thì chỉ bạn mới có thể xem được dữ liệu của mình. Việc có hosting/website giúp đưa thông tin của bạn đến hàng triệu người khác. Từ đó gia tăng lượt ghé thăm doanh nghiệp và cửa hàng online của mình.
4. Hosting ảnh hưởng như thế nào đến SEO?
Đối với các bạn làm Website, SEO là một thuật ngữ đi liền như hình với bóng. Bới vì việc khởi tạo website thì dễ nhưng để phát triển website tiếp cận hàng triệu người dùng là chuyện cực khó. Và SEO chính là chìa khóa dẫn bạn vượt qua khó khăn này.
Để SEO được tối ưu thì chất lượng hosting là một chỉ số rất quan trọng để Google có thể đánh giá và thăng hạng website của bạn lên bộ máy tìm kiếm. Cùng xem các yếu tố mà Hosting có thể gây ra tác động trong SEO:
- Tốc độ tải trang Web (page load): Không ai thích sự chậm trễ và cả Google cũng vậy. Nếu tốc độ tải trang của bạn lâu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến người tìm kiếm. Và tất nhiên Google không muốn xếp hạng những trang tiêu cực này lên các vị trị đầu bảng.
- Website luôn hoạt động: Đã bao giờ bạn truy cập các trang web mà gặp các lỗi như 502 hay 302 hay chưa? Đó là các lỗi đến từ nhà cung cấp hosting gây tình trạng website bị sập và không thể truy cập được dữ liệu. Và khi người dùng mở trang web có các lỗi này, Google sẽ nhanh chóng nhận diện và gắn cờ website. Theo đó thứ hạng sẽ bị giảm sút, thậm chí bị xóa khỏi bộ máy tìm kiếm của Google.
5. Các loại hosting phổ biến?
Tùy vào từng nhu cầu khác nhau từ phía khách hàng, đa số các nhà cung cấp hositng sẽ đưa ra nhiều gói sản phẩm tương ứng. Dưới đây là 5 loại Hosting phổ biến nhất hiện nay:
- Shared Hosting
- VPS Hosting
- Cloud Hosting
- WordPress Hosting
- Dedicated Server Hosting
Khi website của bạn càng có nhiều lượt truy cập thì bạn cần mở rộng cấu hình để đáp ứng tương ứng. Thông thường, đa số người dùng sẽ chọn gói Shared Hosting đầu tiên. Sau đó tùy theo tình hình và mức độ phát triển để nâng cấp các gói cao cấp hơn một cách dễ dàng.
5.1. Shared hosting là gì?
Shared hosting là sự lựa chọn phổ biến nhất và tiết kiệm nhất cho các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là dịch vụ hosting chứa nhiều website khác nhau được đặt trên một máy chủ vật lý. Tức là tài nguyên của máy chủ này được chia nhỏ thành hàng triệu hosting khác nhau.
Nói đến đây thì bạn có thể hiểu rằng giá của loại hosting này chắc chắn rẻ nhất. Và đi kèm đó là hiệu năng hệ thống sẽ không quá tốt do phải tải nhiều website khác nhau cùng lúc.
Hãy cùng lướt qua một số các ưu-nhược điểm của loại hosting này:
Ưu điểm shared hosting
- Giá thành rẻ, phù hợp cho những người mới bắt đầu
- Không cần lo nghĩ đến phần quản trị. Bạn chỉ cần đưa dữ liệu lên là xong
- Bảng quản trị dễ sử dụng, thân thiện cho mọi đối tượng
- Nhà cung cấp hosting chịu trách nhiệm kỹ thuật và vận hành server
Nhược điểm shared hosting
- Không có quyền kiểm soát cấu hình server
- Bị ảnh hưởng tốc độ bởi các website khác
Shared hosting phù hợp cho các website dạng giới thiệu cơ bản và quảng bá sản phẩm, các trang landing page.
5.2. VPS hosting (Virtual Private Server) là gì?
VPS hosting thực chất chính là sự kết hợp của Share hosting và Dedicated hosting.
VPS (Virtual Private Server) hosting cũng là loại hosting dùng chung server với người dùng khác như shared hosting. Tuy nhiên, bạn sẽ được phân chia một vùng server riêng, tức là sự giao động của các website khác sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất website của bạn.
Chính vì thế, bạn sẽ có toàn quyền quản trị hệ thống VPS này như một máy tính ảo của riêng bạn. Đây là loại Hosting phù hợp cho các website có lượng truy cập trung bình cao và các website có tốc độ phát triển nhanh chóng. Dưới đây là một số đặc điểm cho bạn tham khảo.
Ưu điểm VPS
- Có tài nguyên riêng để quản trị
- Website hoạt động độc lập, không bị các website khác ảnh hưởng
- Có quyền quản trị hệ thống
- Dễ dàng nâng cấp và tối ưu
Nhược điểm VPS
- Cần có kiến thức chuyên môn để quản trị
5.3. Cloud hosting là gì?
Điều tạo nên sự khác biệt như vậy chính là Cloud hosting được vận hành bởi nhiều máy chủ vật lý khác nhau bằng cách sử dụng công nghệ ảo hóa. Cho nên website của bạn hầu như hoạt động mọi lúc mà không có sự cố nào.
Ưu điểm Cloud Hosting
- Hoạt động liên tục 24/7
- Ít gặp trục trặc, sự cố kỹ thuật
- Khả năng mở rộng và tùy biến linh hoạt
Nhược điểm Cloud Hosting
- Không can thiệp sâu vào các máy chủ (Dân kỹ thuật)
5.4. WordPress hosting là gì?
Bản chất của WordPress hosting là một dạng Shared Hosting được tối ưu sẵn cho các website WordPress. Tức là, nếu bạn có ý định tạo lập website wordpress mà không có nhiều kiến thức chuyên môn thì WordPress hosting sẽ là dịch vụ phù hợp dành cho bạn.
WordPress hosting bao gồm các tính năng nâng cao có sẵn để tối ưu cho website wordpress được tải nhanh hơn và dễ dàng quản trị hơn. Trong đó dễ nhận thấy nhất là các plugin về tối ưu và bảo mật, các giao diện có sẵn kèm các công cụ tùy chỉnh website, …
Đây là loại hosting dành riêng cho các website WordPress, vì thế nó chỉ chứa được các website khởi chạy trên nền tảng này. Tuy nhiên, chính vì sự tập trung đó mà tốc độ cũng như chất lượng của WordPress hosting được đánh giá cao hơn so với Shared Hosting.
Ưu điểm WordPress hosting
- Giá thành thấp tương đương shared hosting nhưng được tối ưu nhiều thứ
- Thân thiện với bất kỳ đối tượng nào
- Cài đặt WordPress đơn giản chỉ với vài Click
- Tối ưu tốt cho website WordPress
- Hỗ trợ kỹ thuật tốt
- Có sẵn các plugin và theme
Nhược điểm WordPress hosting
- Chỉ sử dụng cho các website WordPress
5.5. Dedicated hosting là gì?
Giống như tên gọi của nó thì đây là loại server (máy chủ) chuyên dụng chỉ dành riêng cho bạn mà thôi. Giống như việc bạn thuê 1 chiếc máy tính từ xa vậy, bạn có toàn quyền sử dụng và cấu hình máy chủ từ phần cứng, hệ điều hành đến các ứng dụng tùy thích.
Điểm lợi của Dedicated hosting là mang đến cho bạn một máy chủ riêng để bạn hoàn toàn làm chủ phục vụ cho công việc của mình. Tuy nhiên, bạn cần khá nhiều kiến thức chuyên môn để có thể quản trị cũng như vận hành.
Ưu điểm Dedicated hosting
- Có toàn quyền kiểm soát và cấu hình
- Bảo mật cao
- Có toàn quyền quản trị hệ thống lõi
Nhược điểm Dedicated hosting
- Giá thành cao
- Cần nhiều kiến thức kỹ thuật chuyên môn
6. Người mới nên chọn mua gói Hosting nào?
Như mình đã chia sẻ ở các bài trước về định nghĩa website là gì và cách tạo website WordPress trong 30 phút, WordPress là nền tảng tối ưu và tiết kiệm chi phí dành cho bạn. Vì thế mình sẽ tập trung phân tích các gói hosting mà nền tảng này cung cấp.
Có 3 gói hosting tốt nhất và phổ biến nhất dành cho website WordPress mà bạn nên tham khảo:
Cloud Hosting
Nếu bạn hiểu được Cloud hosting là gì thì đây là loại hosting tối ưu nhất để thúc đẩy sự phát triển website của bạn. Thông thường gói Cloud Hosting được khuyến nghị dành cho các doanh nghiệp vừa và lớn bởi vì giá thành hơi cao.
Tuy nhiên nếu bạn muốn phát triển website mà không bị giới hạn thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời. Bản thân Splanet cũng đang dùng loại Cloud hosting này và nhận được nhiều lợi ích rất lạc quan. Từ việc dễ dàng vận hành đến việc website được tối ưu sẵn cho SEO.
Đây là loại hosting rất phù hợp nếu bạn muốn tạo website bán hàng, tin tức hay thương mại điện tử có lượng traffic cao hàng tháng.
WordPress Hosting
Đây là loại hosting giúp bạn đơn giản hóa quá trình tạo Website. Chính vì vậy mà bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian để tập trung vào công việc nội dung của mình.
Khi sử dụng loại hosting này, bạn cũng sẽ được hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến WordPress; Website của bạn được tăng cường bảo mật, tối ưu hóa tốc độ truy cập,…
Shared Hosting
Đây là loại hosting được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất bởi vì chi phí rẻ và dễ dàng nâng cấp và mở rộng. Tuy nhiên bạn sẽ cần thêm một số bước để thiết lập so với WordPress Hosting.
Nếu bạn đã có kiến thức nền tảng thì việc lựa chọn Shared hosting và WordPress hosting không khác nhau là mấy. Nên để tiết kiệm thì Shared hosting vẫ là sự lựa chọn tốt để bắt đầu.
BẢNG GIÁ HOSTINGER RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
7. Các LƯU Ý khi chọn mua hosting
Việc chọn Hosting quan trọng giống như việc chọn bất động sản để xây dựng ngôi nhà hoặc mở cửa hàng kinh doanh. Đó là nền tảng để tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn. Cho nên việc lựa chọn đúng Hosting là điều hết sức cần thiết.
Dưới đây là các lưu ý mà bạn cần biết để có thể lựa chọn cho mình một Hosting chất lượng và tối ưu cho Website của bạn.
Các thông số cần lưu ý
Dưới đây là một vài chỉ số tiêu biểu của hosting bạn cần xem xét khi mua dịch vụ:
- Dung lượng lưu trữ (Storage): Sẽ có hai loại HDD và SSD. SSD sẽ có tốc độ xử lý nhanh hơn HDD. Vì thế cùng 1 dung lượng nhưng SSD sẽ có giá cao hơn HDD. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn gói hosting có dung lượng càng cao càng tốt. Tránh hiện tượng thiếu dung lượng lưu trữ trong quá trình tải lên dữ liệu
- Hệ điều hành: Sẽ có 2 hệ điều hành chính là Windows và Linux. Nếu bạn muốn vận hành website WordPress tốt, hãy chọn Linux.
- Lượng truy cập hàng tháng: Nếu bạn muốn tạo website không giới hạn số lượng truy cập thì mình khuyên chọn Hosting. Tuy nhiên nếu website đơn thuần là trang web giới thiệu thì các gói hosting nhỏ cũng đủ đáp ứng. Nếu lượng truy cập vượt quá giới hạn sẽ gây hiện tượng sập web (không truy cập được).
- Băng thông: Băng thông hay Bandwidth là thuật ngữ dùng để chỉ lượng dữ liệu được truyền trong một giây. Thường sẽ được định lượng theo tháng, vì thế nếu hết băng thông, bạn có thể liên hệ nhà cung cấp để mở rộng.
- Số lượng tên miền (Domain): Lượng Domain mà hosting có thể chứa
- Sub Domain: Lượng Sub Domain mà bạn có thể tạo.
- Các tham số bảo mật (chứng chỉ SSL, Cloudflare,…)
- Sao lưu, phục hồi: Hãy đảm bảo Hosting sẽ có chức năng sao lưu, backup, phục hồi dữ liệu khi cần. Chức năng này là bình thuốc hồi sinh lại website nếu bạn vô tình làm hỏng hệ thống.
8. Hướng dẫn lựa chọn hosting tốt
Với kinh nghiệm sử dụng vài Hosting khác nhau thì mình rút ra một số các kinh nghiệm sau:
- Nên chọn hosting không giới hạn băng thông để tránh trường hợp Website bị sập khi có nhiều lượt truy cập
- Lựa chọn Hosting có chất lượng ổ đĩa SSD, dung lượng > 10GB
- Chọn Hosting có thể chứa được nhiều Domain để có thể dễ dàng mở rộng sau này
- Cloud hosting vẫn là sự lựa chọn tối ưu để chạy các dự án vừa và lớn, các website bán hàng hay website tin tức có lượt truy cập thường xuyên
- Chọn Hosting có bảng quản trị trực quan, dễ sử dụng (Cpanel)
- Uptime là chỉ số quan trọng trong sự tồn tại và phát triển. Hiểu nôm na Uptime là tỷ lệ mà nhà cung cấp cam kết website của bạn sẽ hoạt động online mà người khác có thể truy cập vào.
- Vị trí máy chủ: Nếu bạn ngắm thị trường ở đâu thì nên chọn Hosting ở địa điểm đó. Điều này giúp tăng tốc độ cũng như khả năng kết nối đến máy chủ mượt mà hơn.
- Chính sách hoàn tiền và chăm sóc khách hàng.
Tham khảo ngay 4 nhà cung cấp Hosting giá rẻ được ưu chuộng nhất hiện nay:
Xem thêm:
Giá cả của gói hosting
Giá của dịch vụ hosting bình quân dao động từ vài chục – vài trăm ngàn đồng một tháng. Tùy vào như cầu của bạn mà chi phí duy trì và nâng cấp hoàn toàn khác nhau.
Tùy theo những yếu tố sau mà giá hosting sẽ có sự thay đổi:
- Thông số: dung lượng lưu trữ, băng thông, số lượng tên miền, hệ điều hành của host (Windows/Linux)…
- Loại hosting: WordPress Hosting, VPS, Cloud Hosting, Shared Hosting,..
- Thời hạn duy trì gói hosting: Thường thì các gói hosting sẽ được bán theo năm. Tuy nhiên nhiều công ty áp dụng chính sách giảm giá khủng nếu bạn đặt mua lâu năm (24-36-48 tháng).
9. Hướng dẫn đăng ký hosting
Tuy mỗi nhà cung cấp có hình thức đăng ký hosting khác nhau. Nhưng nhìn chung, để mua và quản trị hosting, chúng ta cần thực hiện các bước sau:
- Lựa chọn loại và gói Hosting phù hợp với nhu cầu
- Chọn gói thời gian (các gói có thời gian duy trì càng lâu càng lợi về giá)
- Chọn phương thức thanh toán và tiến hành thanh toán
- Nhận thông báo từ nhà cung cấp về thông tin tài khoản, hướng dẫn kích hoạt, thường sẽ thông qua địa chỉ email.
10. Nên đăng ký hosting Việt Nam hay hosting quốc tế?
Tùy vào nhu cầu thực tế và đối tượng hướng đến để chọn vị trí hosting phù hợp. Bởi vậy, nhiều người thường đặt câu hỏi nên mua hosting ở đâu cho hợp lý, hay nên mua hosting Việt Nam hay Hosting quốc tế.
Nếu bạn xác định nhóm khách hàng muốn hướng đến là người trong nước thì hosting giá rẻ Việt Nam là sự lựa chọn tốt cho bạn. Còn nếu bạn có ý định mở rộng đối tượng người truy cập toàn cầu, hay thậm chí là người nước ngoài thì hosting quốc tế là sự lựa chọn đúng đắn.
Hãy xem tiếp phần nội dung dưới đây để có thể hiểu rõ hơn!
Hosting quốc tế là gì?
Hosting quốc tế là loại hosting nằm trên các máy chủ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thông thường các máy chủ sẽ được đặt ở các nước phát triển về công nghệ như HongKong, Singapore, Úc, Mỹ, Anh, Pháp,… Đối với các website có đối tượng khách hàng toàn cầu thì đây là giải pháp phù hợp.
Ưu điểm
- Hosting chất lượng cao vì quy mô hoạt động toàn cầu nên hạ tầng máy chủ được tối ưu và phân phối dữ liệu đa quốc gia.
- Có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn kèm các dịch vụ miễn phí
Nhược điểm
- Thanh toán: Vì công ty cung cấp đến từ nước ngoài nên việc thanh toán cần đến thẻ visa hoạc paypal. Tuy nhiên, hiện nay có một số hosting quốc tế có đặt trụ sở tại Việt Nam. Tiêu biểu là Hostinger – Hosting giá rẻ cho mọi người.
- Tốc độ và sự ổn định: Chính vì máy chủ nằm ở nước ngoài nên mỗi khi có hiện tượng “Cá mập cắn cáp” thì người dùng trong nước sẽ khá chật vật để truy cập.
- Hỗ trợ: Vì chênh lệch múi giờ nên việc hỗ trợ sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Chưa kể việc khác biệt ngôn ngữ nếu bạn không có khả năng tiếng Anh.
Xem thêm:
TOP 4 Hosting quốc tế giá rẻ chất lượng cao được khuyến nghị
Hosting Việt Nam là gì?
Như tên gọi thì Hosting Việt Nam là dịch vụ hosting được cung cấp bởi các công ty quản lý máy chủ trong nước. Chính vì thế, sự ổn định của hosting Việt Nam được đánh giá cao vì không bị phụ thuộc vào tình trạng cáp quang biển.
Ưu điểm
- Tốc độ truy cập nhanh: Do khoảng cách gần trong nước kèm băng thông lớn.
- Thanh toán đơn giản, thủ tục nhanh chóng bằng hình thức chuyển khoản thông thường.
- Dịch vụ hỗ trợ được đánh giá tốt, được teamview hỗ trợ trực tiếp.
- Ngôn ngữ không còn là vấn đề.
Nhược điểm
- Tốc độ cao cho người dùng trong nước, và ngược lại cho các đối tượng nước ngoài.
- Một số các công ty mới thành lập có chất lượng dịch vụ không thực sự ổn định.
Xem thêm:
Kết Luận Hosting là gì
Trên đây là tất cả các kiến thức mà bạn cần biết để trả lời câu hỏi Hosting là gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức để bắt đầu xây dựng ngôi nhà Online của mình được tốt hơn.
‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!
Từ khóa:
hosting là gì, cloud hosting là gì, dedicated hosting là gì, hướng dẫn chọn hosting, lưu ý chọn mua hosting, nên mua hosting nào, nên mua hosting ở đâu, shared hosting là gì, vps hosting là gì, wordpress hosting là gì