Nghệ thuật khen ngợi trong đời sống hiện đại!
Mỗi người trong chúng ta đều có nhu cầu được công nhận, khích lệ sau những nỗ lực, cố gắng. Cách cơ bản nhất để công nhận sự nỗ lực của một người chính là dành lời khen cho họ.
Tuy nhiên, việc khen ngợi nếu không khéo léo sẽ có thể dẫn đến sự lố bịch hoặc hời hợt – cả 2 đều phá hỏng cuộc giao tiếp và mối quan hệ của bạn.
Khen ngợi cũng là một nghệ thuật đắc nhân tâm. Vậy Splanet sẽ gợi ý cho bạn một số tip để vận dụng nghệ thuật khen ngợi trong giao tiếp này một cách thành công nhất.
1. Nhắc đến tên của đối phương trong lời khen ngợi
Khi khen ai đó trước một tập thể, hãy nhắc đến tên của họ trong lời khen. Điều này giúp nhấn mạnh đối tượng được khen ngợi, giúp họ nổi bật lên và được chú ý hơn.
Nghệ thuật khen ngợi nhỏ này giúp bản thân người được khen cảm thấy được coi trọng hơn và hẳn nhiên sẽ vui vẻ hơn rất nhiều.
2. Nghệ thuật khen ngợi là khi bạn cụ thể hóa lời khen
Trong một buổi diễn thuyết, một vị thống đốc đã có một bài thuyết trình về chủ đề “Bảo vệ môi trường”. Sau buổi biểu diễn ông nhận được 2 lời khen từ 2 người phóng viên khác nhau.
Một người nói “Bài diễn thuyết của ông rất hay, rất thuyết phục lòng người”. Còn người kia nói rằng “Lời nói của ông rất rõ ràng, tuyên bố đanh thép. Ở chi tiết này, ông làm nhiều người hiểu được những giá trị của môi trường”.
Người phóng viên thứ 2 chắc chắn sẽ nhận được nhiều cảm tình hơn từ vị thống đốc, bởi lời khen ngợi của anh được cụ thể hóa, làm cho đối phương cảm thấy được chú ý, quan trọng là cảm thấy mình được lắng nghe.
Đây là một điều rất quan trọng trong nghệ thuật khen ngợi khi giao tiếp. Bởi một lời khen chung chung, hời hợt sẽ khiến người được khen không cảm nhận được sự chân thành của bạn.
3. Đừng chỉ khen ngợi rồi để đó
Sau khi gửi lời ngợi khen, hãy tiếp nối câu chuyện về chủ đề đó. Điều này giúp đối phương cảm thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến họ và lời khen của bạn không phải chỉ cho có.
4. Đừng so sánh
“So sánh là kẻ cắp niềm tin”. Hãy để lời khen thật tự nhiên, đừng xếp hạng cho nó, bởi lời khen của bạn tạo ra niềm tin cho người khác.
Đừng khen ngợi 2 người cùng hát hay rồi nói rằng người này hát hay hơn, điều này sẽ làm cho người kia thấy mình bị hạ thấp, thiếu được tôn trọng.
5. Đừng tiết kiệm lời khen trong nghệ thuật khen ngợi
Nghệ thuật khen ngợi là một yếu tố giúp bạn thành công trong giao tiếp. Vậy đừng tiết kiệm lời khen mà hãy sử dụng nó thật linh hoạt.
Tuy nhiên, nếu bạn là người không giỏi giao tiếp, đôi khi bạn sẽ cảm thấy ngượng miệng khi mở lời khen ai đó. Hãy tập cách hạ cái tôi của mình xuống, mở lòng đón nhận nhiều hơn và sau đó thử dành một vài lời khen ngợi cho những người xung quanh.
Không chỉ người được khen mà chính bản thân bạn cũng sẽ cảm nhận được sự thay đổi.
6. Đừng chờ đợi
Phản ứng đầu tiên luôn chân thật nhất và lời khen cũng vậy.
Đối phương sẽ cảm kích khi nhận được một lời khen ngợi ngay sau khi vừa hoàn thành công việc hơn là một thời gian mãi sau này mới được nghe nó.
Phương pháp trên cũng rất có ích khi giao tiếp với người lạ. Myka Meier –một chuyên gia nghiên cứu hành vi ứng xử cho biết: “Khen ngợi không chỉ khiến mọi người cảm thấy vui vẻ mà nó còn là một cách hiệu quả để làm quen những người bạn mới”.
Nghệ thuật khen ngợi là bước đầu tiên bạn cần phải học trên con đường trở thành bậc thầy giao tiếp. Tuy nhiên, lời khen là con dao hai lưỡi, nó có thể giúp bạn thành công nhưng cũng có thể kéo bạn xuống đáy. Vì vậy hãy linh hoạt, dành lời khen đúng lúc, đúng chỗ và đúng người bạn nhé!
‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!
Xem thêm:
[BÍ QUYẾT] Cách tạo thương hiệu cá nhân: 5 yếu tố + 8 bước
Từ khóa:
nghệ thuật khen
nghệ thuật khen ngợi
nghệ thuật giao tiếp