Bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi sơ đồ tư duy (mindmap) là gì? và làm thế nào để biết cách vẽ đồ tư duy một cách hiệu quả nhất trong việc học tập, làm việc. Hãy cùng tìm Splanet tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về sơ đồ tư duy nhé!
Trước tiên, chúng ta cần hiểu sơ bộ sơ đồ tư duy (Mindmap) là gì? Sơ đồ tư duy (hay thường gọi là Mindmap) là một sản phẩm trí tuệ do chính Tony Buzan – một tác giả của 92 cuốn sách nổi tiếng – sáng tạo nên. Nếu bạn đang là học sinh, sinh viên hoặc có thể là người đi làm thì hẳn bạn đã không ít lần nghe đến thuật ngữ Mindmap.
Điều khiến Mindmap trở nên phổ biến đến từ tính ứng dụng của nó. Mindmap giúp bạn tăng khả năng ghi chép, ghi nhớ và xử lý thông tin một cách có hệ thống trong thời gian ngắn và bạn có thể nhớ được những thông tin đó một cách nhanh chóng? Vậy cụ thể mindmap là gì? Và bản chất của sơ đồ tư duy như thế nào.
1. Sơ đồ tư duy là gì?
Đơn giản Sơ đồ tư duy là một cách sắp xếp các thông tin, dữ liệu một cách có hệ thống từ cốt lõi trung tâm đi ra thay vì dạng liệt kê mà bạn thường dùng trong cách học truyền thống.
Việc vẽ mindmap sẽ xử lý thông tin và sắp xếp hệ thống hóa lại kiến thức một cách logic và sinh động nhờ vào những ký hiệu và hình ảnh sinh động minh họa. Điều này giúp cho bạn ghi nhớ thông tin hơn rất nhanh so với các cách thông thường.
Một vài lợi ích khi vẽ mindmap trong học tập và làm việc:
- Nếu bạn là người mới chưa biết cách vẽ Mindmap thì đây là một cơ hội để bạn mở mang kiến thức với một phương pháp học tập thông minh. Việc tiếp cận với một phương pháp ghi chép mới sẽ tạo cho bạn cảm giác hào hứng kích thích não bộ tiết ra hormone Dopamine, từ đó bạn sẽ có khả năng ghi nhớ cực kỳ nhanh chóng.
- Đặc biệt khi vẽ sơ đồ tư duy (Mindmap) bạn sẽ dùng đến nhiều màu sắc để vẽ tạo thêm phần sinh động. Nhờ việc sử dụng kết hợp nhiều màu sắc trong lúc vẽ sẽ giúp bạn gia tăng khả năng sáng tạo và ghi nhớ rất nhanh.
- Cuối cùng việc sắp xếp toàn bộ thông tin lên tờ giấy, file mềm một cách hệ thống sẽ giúp bộ não của bạn có cái nhìn về vấn đề một cách toàn diện. Vì vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin nhanh chóng kèm theo đó việc ôn lại cũng dễ dàng hơn.
Sau khi đã hiểu đôi nét về khái niệm sơ đồ tư duy là gì cùng những lợi ích khi sử dụng sơ đồ tư duy thì tiếp đến chúng ta sẽ tìm hiểu xem một Mindmap chuẩn chỉnh gồm có những thành phần nào nhé!
2. Cấu trúc sơ đồ tư duy gồm những phần nào?
Cấu trúc Mindmap bao gồm các phần như sau:
2.1. Đầu tiên chính là các chủ đề chính
Ví dụ như khi đọc một cuốn sách, tiêu đề cuốn sách chính là chủ đề chính mà bạn muốn hệ thống hóa kiến thức. Tiếp theo đó là bộ mục lục được giới thiệu ngay trước phần nội dung. Việc nắm bắt bộ mục lục sẽ cho bạn cái nhìn khái quát về cuốn sách đó ngay cả khi chưa đọc sâu vào chi tiết.
Tương tự, khi vẽ sơ đồ mindmap, bạn cũng cần xác định xem xung quanh chủ đề lớn sẽ có các từ khóa chính nào để giúp bạn có thể nắm bắt kiến thức rõ ràng và bao quát về chủ đề nào đấy. Bộ từ khóa càng đa dạng thì càng giúp bạn có cái nhìn bao quát về lĩnh vực cụ thể đấy.
2.2. Các chủ đề con (Các nhánh nhỏ)
Tiếp theo để vẽ sơ đồ thì cần đến các nhánh nhỏ chi tiết trong một từ khóa chính mà bạn đã liệt kê ở trên. Nói một cách dễ hiểu thì phần này chính là nội dung của của sách được gói gọn trong các từ khóa, các ý theo trình tự. Lưu ý phần này chúng ta chỉ nên ghi chú các từ khóa, ý ngắn gọn và xúc tích.
2.3. Các hình ảnh và ghi chú
Ngoài ra để vẽ được mindmap một cách chỉnh chu và dễ nhớ thì chúng ta cần có thêm một vài thành phần khác như hình ảnh, ký hiệu,… Các yếu tố này tuy không ảnh hưởng nhiều đến giá trị nội dung nhưng là một cách hữu hiệu để gợi nhớ và kích thích não bộ ghi nhớ hiệu quả hơn.
Tiếp đến khi bạn đã hiểu được cấu trúc của sơ đồ tư duy (mindmap) gồm những gì thì chúng ta hãy hiểu về tầm quan trọng của sơ đồ tư duy mindmap là gì?
3. Tầm quan trọng của sơ đồ tư duy (mindmap) trong cuộc sống, học tập
Là một thuật ngữ mới trong vài thập niên trở lại đây nhưng cái tên Mindmap thực sự bùng nổ và trở nên phổ biến toàn cầu. Đặc biệt là trong giới học sinh – sinh viên, sơ đồ tư duy là một công cụ học tập không thể thiếu.
Ngoài việc giúp công việc ghi chú và liệt kê chi tiết hơn về mọi khía cạnh về một chủ đề nhất định, Sơ đồ tư duy còn giúp nâng cao khả năng ghi nhớ của não bộ hiệu quả. Từ đó não bộ có thể dễ dàng phân tích và truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác.
Tiếp theo, hãy cùng mình tìm hiểu một số dạng sơ đồ phổ biến có tính ứng dụng cao cũng như cách vẽ sơ đồ tư duy một các chuẩn chỉ nhất nhé.
4. Một số loại sơ đồ tư duy phổ biến
4.1. Sơ đồ tư duy hình cây
Sơ đồ tư duy (Mindmap) hình cây đơn giản là loại sơ đồ được biểu diễn dưới dạng hình cây. Đây là một trong những sơ đồ dễ vẽ nhất, đơn giản nhất và cũng dễ áp dụng nhất cho học sinh – sinh viên. Cách vẽ sơ đồ tư duy (mindmap) này có thể được áp dụng trong rất nhiều môn học khác nhau.
4.2. Sơ đồ tư duy (mindmap) hình vòng tròn
Mục đích chính của sơ đồ hình vòng tròn này ra đời để giúp mọi người Brainstorm (động não) nhằm củng cố thêm ý tưởng cho một chủ đề cần bàn luận.
Sơ đồ hình vòng tròn có thể được trình bày đơn giản như sau: các vòng tròn nhỏ bao quanh bên ngoài thể hiện những ý tưởng bổ sung cho chủ để chính và một vòng tròn lớn nằm ở trung tâm thể hiện chủ đề chính.
4.3. Sơ đồ tư duy (mindmap) hình dấu ngoặc (Brace Map)
Sơ đồ tư duy hình dấu ngoặc (Bracemap) sẽ giúp bạn phân tích được mối quan hệ giữa chủ đề và các ý chính của chủ đề một các trực quan dễ hiểu nhất. Sự khác biệt trong cách vẽ sơ đồ tư duy (Mindmap) này là liệt kê ra tất cả ý chính của chủ đề mà không đề cập đến cái khái niệm chi tiết như sơ đồ tư duy hình cây.
Tính ứng dụng của sơ đồ hình dấu ngoặc (Bracemap) có thể kể đến như khi bạn sắp tạo một Website. Sơ đồ tư duy này có thể giúp bạn hình dung một các rõ nét khung sườn của Website bạn trông như thế nào. Ngoài ra sơ đồ hình dấu ngoặc (Bracemap) còn có thể ứng dụng để tổ chức nơi làm việc hoặc thiết kết chỗ ngồi cho văn phòng.
4.4. Sơ đồ tư duy luồng (Flowmap)
Với sơ đồ tư duy luồng, sự minh họa về tiến trình hoặc quá trình các bước của một vấn đề nào đó được thể hiện cụ thể và rõ nét. Chủ đề chính của sơ đồ tư duy hình luồng sẽ nằm bên ngoài tách bạch với phần trình bày các điểm là hình chữ nhật hoặc hình gì bất kỳ cấu tạo nên các bước của một quá trình được kết nối với nhau bởi đường luồng mang đến sự trực quan dễ hiểu cho người tiếp nhận.
Sơ đồ tư duy hình luồng có thể được ứng dụng vào các chủ đề sau như các bước để nấu món ăn, đồ uống, kể chuyện, trình bày các giai đoạn của một chiến lược kinh doanh một cách ngắn gọn,…
4.5. Sơ đồ tư duy hình bong bóng (Bubble Map)
Cách vẽ sơ đồ bong bóng sẽ đơn giản như sau: Một bong bóng lớn thể hiện cho chủ đề cần quan tâm thảo luận và bao gồm các bong bóng nhỏ xung quanh thể hiện những ý tưởng bổ trợ cho chủ đề chính kèm.
Sơ đồ hình bong bóng có thể được ứng dụng trọng việc thiết lập mục tiêu cho tổ chức, cá nhân một các rất nhanh chóng hiệu quả. Ngoài ra sơ đồ mindmap hình bong bóng còn có thể được sử dụng trọng việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề cấp bách nào đó cần xử lý.
4.6. Sơ đồ tư duy hình bong bóng đôi
Sơ đồ tư duy bong bóng đôi còn được gọi với tên gọi khác thân quen hơn là biểu đồ Venn. Cách vẽ sơ đồ tư duy (Mindmap) bong bóng đôi rất đơn giản là việc bạn vẻ 2 bong lớn giao nhau như hình. Mục đích của sơ đồ này là để thể hiện được những điểm chung cũng như sự khác biệt của 2 chủ đề.
Điểm giao nhau của sơ đồ hình bong bóng sẽ là điểm chung của chủ đề và ngược lại điểm không giao nhau sẽ biểu hiện cho sự khác biệt của 2 chủ đề.
Tính ứng dụng của sơ đồ bong bóng đôi có thế được áp dụng giúp đưa ra quyết định tốt hơn nhờ sự phân tích trực quan 2 giải pháp cho một vấn đề chẳng hạn bằng cách liệt kê và nhìn nhận trực quan vấn đề sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.
Ngoài ra tính sáng tạo của cách vẽ sơ đồ tư duy này khá cao vì vậy bạn hãy thoải sức sáng tạo để sắp xếp 2 bong bóng sao cho chúng dễ hiểu vì ở loại sơ đồ tư duy này không có một sự rập khuôn nào cả.
4.7. Sơ đồ tư duy hình cầu
Một sơ đồ tư duy hình cầu được ứng dụng cao trọng việc kể truyện hoặc trong các buổi tập huấn bằng việc sử dụng các phép tương đồng sẽ giúp cho việc kể chuyện cũng như tập huấn trở nên lôi cuốn hơn. Bạn có thể tham khảo cách vẽ sơ đồ tư duy (mindmap) hình cầu dựa theo hình bên dưới.
5. Các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính
Một số phần mềm vẽ sơ đồ tư duy đơn giản mà đẹp trên máy tính, đặc biệt đa số phần mềm dưới lại còn miễn phí:
- Mindmanager
- Edraw Mindmap
- Ayoa
- The Brain
- Draw.io
- Blumind
- Textize Mindmap
- Xmind
- Novamind
- Powerpoint
6. Cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả
6.1. Cách vẽ sơ đồ mindmap hiệu quả #1
Lọc từ khóa và định dạng sơ đồ tư duy (Mindmap)
Việc chọn và lọc từ khóa là bước rất quan trọng để vẽ sơ đồ tư duy (Mindmap) hiệu quả nhưng lại thường bị mọi người bỏ qua. Cách vẽ này sẽ giúp bạn hiểu sâu vấn đề hơn, từ đó xác định được dạng sơ đồ thích hợp, kèm theo đó việc sắp xếp, bố trí và phân vùng nội dung, từ khóa sẽ trở nên hơn hợp lý hơn.
Với cách này sẽ giúp làm từ khóa được cô đọng và ngắn gọn. Khi nhìn thấy những từ khóa cô đọng trên sơ đồ sẽ khiến não của bạn kích thích suy nghĩ và sự liên kết giữa các từ khóa từ đó giúp cho khả năng ghi nhớ của bạn. Cuối cùng, khi từ khóa đã được bạn rút gọn một cách có logic sẽ giúp bạn có thêm không gian để vẽ hình hoặc bổ sung hình ảnh minh họa từ đó giúp gia tăng tính thẩm mỹ của sơ đồ tư duy và khả năng ghi nhớ của bạn.
6.2. Cách vẽ sơ đồ mindmap hiệu quả #2
Việc sử dụng hình ảnh gợi nhớ trong Mindmap góp phần gia tăng khả năng ghi nhớ của bạn trở nên tốt hơn. Nếu bạn muốn ghi nhớ tất cả nội dung trên mindmap, thì bạn hãy tuân thủ theo nguyên tắc quan trọng sau đó là 1 nội dung, từ khóa phải đi kèm với một hình.
Để gia tăng khả năng ghi nhớ bạn hãy chọn một hình ảnh có đủ tính minh họa và liên kết cho từ khóa hoặc nội dung của câu. Với cách vẽ sơ đồ mindmap này bạn sẽ dễ dàng nhớ được vị trí của nội dung trên sơ đồ.
6.3. Cách vẽ sơ đồ mindmap hiệu quả #3
Với các cách ghi nhớ truyền thống, thì việc ghi nhớ hoặc ôn lại nội dung thường mọi người sẽ đọc đi đọc lại nhiều lần. nhưng đối với việc ghi nhớ bằng mindmap, thì cách ôn lại hiệu quả nhất giúp bạn ghi nhớ sâu kiến thức, vấn đề và bạn cần nhớ một cách lâu bền chính là vẽ đi vẽ lại nó nhiều lần.
Bạn hãy ứng dụng cách vẽ sơ đồ mindmap hiệu quả 1 và 2 vào cách 3 này. Bạn sẽ rèn luyện tạo ra những ký hiệu hình ảnh minh họa cho từng nội dung ghi nhớ trên. Và khi vẽ bạn cần vẽ thật nhanh để tiết kiệm thời gian kèm gia tăng khả năng kích ứng não bộ.
7. Những sai lầm khi vẽ Mindmap
7.1. Vẽ Mindmap càng đẹp càng tốt
Để cho ra một bản Mindmap lộng lẫy, bạn sẽ mất thời gian khá nhiều và thường nó chỉ thích hợp để trưng bày. Đối với việc ghi nhớ trong học tập và làm việc thì sơ đồ tư duy chỉ cần những hình ảnh đơn giản nhưng phải ấn tượng để tăng khả năng ghi nhớ.
Kèm theo đó việc sử dụng rất nhiều màu cũng không tốt cho cách vẽ sơ đồ tư duy. Bạn sẽ bị mất thời gian kèm theo đó là sự nhiễu loạn. Vì vậy bạn hay chọn lựa khoảng 4 màu mà bạn yêu thích và cảm thấy ấn tượng để vẽ.
7.2. Chỉ có một dạng Sơ đồ tư duy?
Đúng vậy sơ đồ tư duy có nhiều dạng cũng như cách ứng dụng của mỗi nội dung hoàn cảnh sẽ thích hợp với các loại sơ đồ tư duy khác nhau vì vậy bạn cần phải bỏ chút thời gian suy nghĩ để lựa chọn cho bạn một loại sơ đồ tư duy phù hợp để cho việc học tập, ghi nhớ hoặc làm việc của bạn đạt được sự hiệu quả cao nhất.
Kết luận
Việc sử dụng sơ đồ tư duy (Mindmap) vào việc học tập, làm việc giúp gia tăng khả năng ghi nhớ của bạn một các nhanh chóng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng giấy hoặc các loại phần mềm phù hợp với cách vẽ sơ đồ tư duy mà bạn yêu thích và thỏa sức thể hiện sự sáng tạo của bạn.
‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!
Xem thêm:
[FULL] Tiktok Là Gì? Hướng Dẫn 7 Cách Kiếm Tiền Trên Tiktok 2022
Từ khóa:
sơ đồ tư duy,
cách vẽ sơ đồ tư duy,
sơ đồ tư duy là gì,
mindmap là gì,
mẫu sơ đồ tư duy đẹp,
cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp,
cách vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính,
cách vẽ sơ đồ tư duy trong word,
sơ đồ mindmap,
phần mềm vẽ sơ đồ tư duy,
phần mềm vẽ mindmap