Bài viết này Splanet sẽ giới thiệu đến bạn một cấu trúc viết Content chinh phục mọi khách hàng đỉnh cao. Nếu bạn đang quá lo lắng khi cứ viết hoài mà không chuyển đổi ra kết quả thì bài viết này là dành cho bạn. Vậy nên đừng rời khỏi màn hình và đọc tiếp bài viết này nhé.
Là một người sáng tạo nội dung, cho dù bạn có làm ở bất cứ doanh nghiệp nào hoặc làm Freelancer bạn cũng cần hiểu một điều rằng: Sẽ không ai quan tâm bạn viết được bao nhiêu bài, mà là bạn viết và tạo ra được kết quả gì.
Và bạn có từng thắc mắc rằng vì sao bạn viết mãi mà bài viết này vẫn ít tương tác, vì sao cứ viết mà vẫn không chuyển đổi được,… và hàng tá câu hỏi vì sao khác. Nếu bạn đang trong tình trạng như vậy thì đừng quá lo lắng, mình sẽ chia sẻ một cấu trúc viết Content được rất nhiều người áp dụng vào việc viết nội dung và giúp họ chuyển đổi số thành công.
Cấu trúc Content này mình tạm gọi là: NỖI ĐAU – SÁT MUỐI NỖI ĐAU – HẬU QUẢ – GIẢI PHÁP – KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG.
Đây là một công thức được sử dụng khá rộng rãi mà bất kỳ Copywriter nào cũng nắm trong lòng bàn tay. Vậy nếu bạn vẫn chưa biết đến công thức này thì hãy cùng Splanet tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Xác định mục đích bài Content
Trước khi đến với phần cấu trúc viết Content thì mình cần bạn năm rõ khái niệm sau đây:
Để tạo ra một bài viết được sự đón nhận từ cộng đồng hoặc khách hàng, bạn không chỉ đơn giản là đặt bút xuống rồi viết, mà bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước đó. Vì vậy để một bài viết được hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao nhất thì bạn cần xác định được những yếu tố sau:
1. Mục đích bài viết là gì?
Mục đích của bài viết thì trong bất kỳ cấu trúc viết Content nào cũng cần có.
Mục đích đó có thể là bán được hàng, tăng lượt followers, tăng traffic cho Website, hay chỉ đơn giản là cung cấp một thông tin hữu ích nào đó đến người đọc,…
Việc xác định được mục đích của bài viết sẽ giúp bạn định hướng được nội dung và đi vào trọng tâm của bài viết, không bị xao nhãng, và tránh gây sự lan mang cho người đọc.
2. Viết cho ai đọc?
Trong quá trình chia sẻ bài Content, bạn đừng hiểu lầm rằng bài nội dung đó sẽ được tất cả mọi người đón nhận. Không có bài nội dung nào là phù hợp cho tất cả mọi người cả và chắc chắn nó sẽ không mang lại hiệu quả. Bởi vì mỗi sản phẩm, mỗi bài viết, mỗi chất liệu giọng văn sẽ phù hợp với mỗi tệp bạn đọc khác nhau.
Vì vậy, bạn cần xác định được một tệp khách hàng cụ thể mà bạn đang hướng đến. Đối tượng đó là GenZ, là phụ nữ trung niên, người lớn tuổi, hay là những người muốn giảm cân,… Và các Group Facebook về các tệp khách hàng đó sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
3. Chia sẻ trên các kênh nào để đạt được hiệu quả?
Chưa dừng lại ở đó, việc phân phối nội dung đến đúng đối tượng khách hàng cũng vô cùng cần thiết để bài Content của bạn chuyển đổi thành công hoặc chỉ đơn giản là kéo được nhiều lượt tương tác.
Mỗi loại Content cũng sẽ phù hợp với mỗi nền tảng khác nhau. Ví dụ như Tiktok thì thiên về dạng video ngắn, Instagram thì ưu tiên Content bằng hình ảnh, còn Youtube thì dạng Content dài… Việc Content đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào thói quen và hành vi đối với độc giả của bạn nữa.
Ví dụ Gen Z thì sẽ thích lướt Tiktok hơn. Trong khi đó, một nhóm người khác thì lại thích Youtube…
Tóm lại, trước khi đặt bút vào viết Content, bạn cần xác định được mục đích của bài viết, đối tượng độc giả là ai, và nghiên cứu thật kỹ thói quen hoặc hành vi của họ để phân phối nội dung đến đúng tệp khách hàng của mình nhé.
Tiếp theo, chúng ta cùng đến với chủ đề chính và cũng là phần quan trọng nhất trong bài viết này: Cấu trúc viết Content giúp bạn chinh phục mọi khách hàng.
Cấu trúc viết Content đỉnh cao thu hút nhiều khách hàng
Đây là một cấu trúc viết Content rất phổ biến được rất nhiều Copywriter áp dụng vào bài viết Copywriting để thuyết phục khách hàng đưa ra hành động. Chính mình cũng thường xuyên áp dụng cấu trúc này vào các bài viết. Vậy để biết cấu trúc đó là gì thì cùng mình đọc tiếp bài viết này nhé!
1. Tiêu đề
Theo bạn, khi lướt đến bất kỳ một bài viết hoặc Video nào đó trên mạng xã hội thì điều gì khiến bạn phải dừng lại và đọc tiếp. Đúng vậy, thứ đập vào mắt bạn trước tiện chắc chắn là tiêu đề.
Mình tạm thời chưa nói đến yếu tố hay ở đây nhé, nhưng một tiêu đề đúng trọng tâm, hấp dẫn, đúng thứ khách hàng cần sẽ càng thu hút được nhiều lượt xem. Vậy làm thế nào để có một tiêu đề thu hút? Bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Sử dụng một con số: Không thể phủ nhận được, ví dụ một con số liên quan đến tiền thì luôn thu hút người đọc một cách kỳ lạ.
- Sử dụng một câu Hot Trend
- Sử dụng dạng Toplist
- Sử dụng hiệu ứng tâm lý: Tốt nhất, ưu đãi nhất, hay nhất, không nên bỏ lỡ,…
- Đưa từ khóa của bài viết vào tiêu đề
- Sử dụng dang câu hỏi What, When, Where, How
2. Nỗi đau
Sau tiêu đề thì việc bắt đầu bằng một nỗi đau là cách tốt nhất để giữ chân người đọc. Bạn càng nói lên được câu chuyện của khách hàng, càng khơi gợi chi tiết những khó khăn, những vấn đề khách hàng đang gặp phải thì bạn đã thành công ở bước đầu tiên là giúp họ cảm nhận được sự đồng cảm và nhận thức được nỗi đau của họ rồi đấy.
Hãy làm sao đó để khách hàng gật gù đồng ý và sẵn sàng kéo xuống phần tiếp theo để đọc bài viết.
Ví dụ:
“Đâu ai ngờ rằng, ở tuổi 25, độ tuổi mà đáng ra mình phải có một công việc thật tốt, du lịch vài nơi cho bằng bạn bằng bè lại phải ngồi đây thốt lên hai chữ “thất nghiệp” đâu đúng không?
3. Sát muối vào nỗi đau
Nếu đoạn đầu tiên bạn giúp khách hàng của mình nhận thức được nỗi đau của họ thì ở phần này bạn cần sát thêm muối vào nỗi đau đó. Hãy dẫn dắt khách hàng của bạn đi qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ bình thường – đến cao trào – đỉnh điểm. Hãy làm cho vấn đề họ đã nhận thức được trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết.
Ví dụ:
“Trong khi bạn bè cùng trang lứa, thậm chí có những bạn trẻ chỉ vừa 22, 23, họ hạnh phúc với công việc họ chọn, kiếm được nhiều tiền từ công việc đó, họ đang trên hành trình vươn tới tự do tài chính, thì nhìn lại mình, chẳng có gì cả. Không tìm được việc làm, mất định hướng, đến nỗi bố mẹ phải gửi đồ ăn lên cho. Cảm thấy bản thân thật sự vô dụng”.
4. Hậu quả
Phần tiếp theo, bạn cần cho khách hàng của bạn nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng sẽ dẫn đến. Đây chính là phần mà cảm xúc của người đọc sẽ được dẫn đến sự cao trào và đỉnh điểm nhất trong một cấu trúc viết Content về vấn đề đó. Hãy cho khách hàng của bạn biết về lâu về dài thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống như thế nào và dẫn dắt câu chuyện một cách thật chi tiết.
Ví dụ:
“Đỉnh điểm là vào tháng 4 năm ngoái, mình đang trong trạng thái rất háo hức đi nộp CV vì công việc mình mong muốn được nhiều doanh nghiệp mở tuyển dụng, mình ứng tuyển và nộp đâu đó hơn 15 bộ hồ sơ và chiếc Email. Nhưng kết quả là ở đâu cũng từ chối vì kỹ năng của mình chưa đáp ứng được. Thế là mình lại rơi vào vòng tròn thất nghiệp. Kể từ lần đó mình hiểu rõ, sắp tới mình sẽ tiếp tục đối mặt với nạn suy thoái và thất nghiệp lớn nhất lịch sử nếu mình không nâng cao kỹ năng của bản thân”.
5. Giải pháp
Khi đã cảm nhận được đỉnh điểm của nỗi đau rồi thì con người ta sẽ bắt đầu đi tìm giải pháp. Và đây chính là lúc sản phẩm, dịch vụ của bạn phát huy tác dụng. Giải pháp này chính là cứu cánh, là thứ giúp họ có thể thay đổi được hiện tại, mở ra một cơ hội nào đó tươi sáng và tốt đẹp hơn.
Ở phần này, bạn cũng cần nêu ra được những lợi ích mà giải pháp đó mang lại. Giải pháp đó mang lại cho họ những lợi ích gì khi thay đổi càng sớm càng tốt. Bạn đã giải quyết nó như thế nào thì cũng hãy chia sẻ và giúp họ giải quyết như vậy.
Ví dụ:
“Cuối cùng may mắn cũng đến, trong lúc mình đang trong trạng thái suy sụp nhất của cuộc đời thì bạn của mình có chỉ cho một trang web dạy tất cả những kỹ năng mình đang cần. Và mình nghĩ đó là một bước ngoặt đã mở ra cho mình có được nhiều cơ hội như hiện tại”.
6. Kêu gọi hành động (Call to action)
Cuối cùng, một bài viết sẽ thật là vô nghĩa nếu như bạn đã dành rất nhiều tâm huyết nghiên cứu mà không kêu gọi hành động. Đây là cấu trúc viết Content cần phải có ở cuối bài viết. Ở phần này bạn có thể kêu gọi người đọc thực hiện một hành động như like, share, ủng hộ sản phẩm như đúng mục đích ban đầu bạn đã đặt ra.
Kết lại:
Trên đó là một cấu trúc viết Content bạn có thể sử dụng ở bất kỳ tình huống hoặc bất kỳ sản phẩm nào. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong rất nhiều công thức mình muốn chia sẻ đến các bạn. Trên thực tế, có rất nhiều công thức và nhiều cấu trúc viết Content khác nhau cũng được ứng dụng vào trong bài viết.
Đối với mình, công thức chỉ là một phần để hỗ trợ cho bài Content của chúng ta thôi. Yếu tố quan trọng nhất để tạo ra một bài viết có sức hấp dẫn đó chính là bạn phải hiểu khách hàng của mình. Khi bạn hiểu và kể lên được câu chuyện của họ, bạn sẽ thuyết phục họ thành công.
ĐỌC THÊM: LỘ TRÌNH HỌC CONTENT MARKETING – 4 BƯỚC TỰ HỌC CONTENT MARKETING CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Ngoài ra, bạn có thể:
🔰 Tham gia cộng đồng DÂN ĐEN KHỞI NGHIỆP để phát triển bản thân và xây dựng sự nghiệp cá nhân ngay hôm nay.
🔰 Tham gia cộng đồng Vũ Trụ AI – Ứng Dụng OpenAI – Chat GPT Tối Ưu Hóa Công Việc để cập nhật các xu hướng AI và biết cách vận dụng AI để tối ưu hiệu suất công việc!
Từ khóa:
Cấu trúc viết Content,
Cấu trúc Content