Hello các chế, Hôm nay mình sẽ chia sẽ kinh nghiệm làm Website, Blog cá nhân một cách chi tiết và thật lòng nhất. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích để các bạn có thể tự mình tạo ra được những trang Website, Blog cá nhân chất lượng với chi phí cực kỳ tối ưu. (Đâu đó 1 trẹo đổ lại thui)
Khoan Làm Blog nếu bạn chưa đọc bài Kinh nghiệm làm Website sau
Nghe thì hơi đi ngược lại với xu thế hừng hực hực tạo Blog của các bạn trẻ quá nhỉ. Nhưng với tư cách là một người chuyên phát triển Website, mình muốn chia sẻ đến các chế những kinh nghiệm xương máu sau.
Có thể, các chế đã đọc, xem qua một số kiến thức trong bài viết này ở đâu đó; và việc chia sẻ kiến thức lập Blog không hề thiếu trên Internet.
Tuy nhiên, theo mình thấy, đa số các kiến thức ấy đều thường chung chung, chắp vá và rời rạc. Với kinh nghiệm tạo vài chục cái Website, Blog (cả làm dịch vụ doanh nghiệp lẫn cá nhân) thì mình cũng mong muốn đóng góp chút tiếng nói – Điều trước đây mình chưa từng làm vì phận làm SEN sa mạc lời.
Để từ đó, các chế có thể hiểu và bắt đầu công việc tạo Website, Blog đúng đắn và bền vững cho riêng mình. Và quan trọng nhất là Website của các chế có thể phát triển lên được.
1. Hiểu vài thuật ngữ linh tinh cái đã
Trước khi đến phần kinh nghiệm làm Website thì bạn cần hiểu các khái niệm cũng như thuật ngữ cái đã. Bởi vì sau này, bạn sẽ thường xuyên làm việc với chúng, tương tác với chúng.
- Website: Ngôi nhà Online của các chế, nơi quảng bá thông tin và lưu trữ dữ liệu Online
- Blog: Là thuật ngữ con trực thuộc Website, thường được cập nhật thông tin, bài viết thường xuyên (Phân biệt chút vì nhiều người hay nhầm: Nhiều website người ta chỉ lập và đăng thông tin một lần trên đó thôi, rất ít khi chỉnh sửa. Còn Blog là nơi các chế cập nhật bài viết, chia sẻ cảm nghĩ, viết bài thông tin thường xuyên,… Blog đôi lúc nằm trên 1 Website nhất định hoặc đứng riêng thành 1 website luôn. Cái Blog mà mọi người thường hay nghĩ đến đó là Blog cá nhân :D)
- Landingpage: Cũng là 1 dạng của Website, nhưng có mục đích rõ ràng (Bán sản phẩm/dịch vụ cụ thể nhất định, thông báo sự kiện,…)
- Trang Web: Là trang con của Website (Trang sản phẩm, trang tin tức, trang giới thiệu,…, nhưng thường được hiểu sang Website luôn
- Hosting: Nơi lưu trữ dữ liệu Online, giống như máy tính Online vậy (Cái này quan trọng lắm nè)
- Domain: tên miền, địa chỉ để truy cập vô website của các chế
- Theme: Giao diện – ngoại hình website của các chế
- Plugin: Tiện ích – Các chức năng thêm vào website để giúp cho website pro hơn (Kiểu như điện thoại cần các ứng dụng để phục vụ cho từng mục đích ấy)
Để có kiến thức đầy đủ hơn, bạn có thể tiếp tục tìm hiểu thông qua bài viết sau đây: [2023] Website là gì? Tìm hiểu về Website từ A-Z cho NEWBIE!!
2. Nắm rõ mục đích lập Website/ Blog để làm gì?
Cái này thì mình cũng không cần phải nói nhiều. Website/Blog là bất động sản Online, một phương tiện để kiếm tiền Online. Và đôi khi chỉ là không gian để các chế chia sẻ những cảm xúc, suy tư từ trong lòng mình.
Phổ biến nhất thì chúng ta đều mong muốn tạo được thu nhập thông qua Website của mình. Các chế có thể bán sản phẩm/dịch vụ của mình nè, đặt quảng cáo nè, bán hàng thông qua Affiliate nè, mua bán Website nè, vân vân mây mây….
Nếu bạn chưa có mục đích rõ ràng thì hãy tạm hoãn suy nghĩ xây dựng website lại đã.
Okay, bây giờ chúng ta sẽ đến với phần kinh nghiệm làm Website thôi nào.
3. Nên chọn nền tảng Blog miễn phí hay tính phí?
Cái gì cũng có cái giá của nó. Việc nhận áo quần từ thiện chắc chắn không được cool ngầu so với việc tự mình chọn mua rồi, nhỉ.
Nền tảng Blog miễn phí: Phổ biến là Blogspot, Google site, WordPress, Wix, và hầu hết các công ty CMS khác (CMS là nền tảng để tạo website tự động đó mấy chế, chứ không là tạo website viết CODE thí mẹ luôn. Phổ biến nhất mà các chế có nghe nói đến là WordPress, Wix)
Nói chung là việc sử dụng miễn phí sẽ hạn chế rất nhiều tính năng, ngoại hình cũng không được đẹp như mình mong muốn, tính năng thì hạn chế,… Cho nên, nếu làm chơi chơi thì được. Còn nếu muốn làm nghiêm túc và đã có chút kinh nghiệm làm website thì không nên. Dưới đây là một số hạn chế rõ ràng nhất và khiến các chế khó chịu không ít.
- Tốc độ chậm
- Tên miền không chuyên nghiệp, chứa các cụm từ theo sau nên khá khó chịu. Ví dụ: https://247fitnessonline.blogspot.com/
- Bị hạn chế nhiều tính năng. Bạn chỉ có thể đăng nội dung. Còn các tính năng trang trí và nâng cao thì sẽ bị giới hạn.
- Không tùy chỉnh được theo mong muốn. Tất cả đều được lập trình sẵn.
- Tính bảo mật kém.
- Khó phát triển. Khó tiếp cận đến người dùng mạng.
Nền tảng tính phí: Tất nhiên loại bỏ hết các điểm yếu trên. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi mức giá sẽ cho các chế một kiểu chất lượng. Với các chế mới thì vẫn luôn khuyên dùng WordPress. Giá khá rẻ và mình thoải mái được nhiều tính năng. Dưới đây là các đặc điểm nổi bật mà các chế có thể nhận ra dễ dàng.
- Tên miền chuyên nghiệp, mang đậm thương hiệu của bạn
- Tùy biến mọi chức năng dễ dàng
- Giao diện có sẵn, dễ tùy chỉnh
- Tận hưởng các tính năng cao cấp
- Tốt cho SEO (Xuất hiện trang 1 tìm kiếm GG)
- Được hỗ trợ nhiệt tình khi có sự cố
Nào bây giờ hãy đến với kinh nghiệm chọn Hosting nhé!
4. Chọn Hosting – Điều tiên quyết trong kinh nghiệm làm website
Theo mình thấy thì việc chọn Hosting nó quan trọng nhất nhưng đa số lại bỏ qua nhất =)). Cũng không hiểu sao, có lẽ nó là vấn đề hơi kỹ thuật chút xíu và hơi rắc rối xíu. Theo kinh nghiệm xây dựng website của mình, Hosting chiếm 50% sự thành công của một Wesbite.
Tuy nhiên nó là điều quan trọng nhất quyết định đến chất lượng website của mấy chế (Không xét phần nội dung). Thông thường các chế sẽ chọn mua Hosting theo kiểu ai chỉ đâu thì mua đó. Nên đôi lúc, nhu cầu của mình 1 đường mà hosting của mình 1 nẻo. Hiểu như này nhé.
Hosting là chiếc máy tính Online của chúng ta để lưu trữ và xử lý thông tin. Vậy khi các chế mua laptop hay điện thoại, các chế cũng sẽ cân nhắc đắn đo các thông số phải không nào. Hay cũng là kiểu ai chỉ đâu mua đó =)) Tất nhiên, để cho dễ dàng thì các chế nên chọn 1 mức tầm trung. Thế là xong. Khỏi xoắn não.
Nhưng dù gì thì gì, vẫn nên biết RAM, bộ nhớ các kiểu nhé, để Website chúng ta đỡ giật Lag và ít bị sập khi có nhiều người truy cập (Cái này thấy nhiều người bị quá trời khi website bước vào giai đoạn phát triển)
Khuyến nghị:
- Ram 1GB
- SSD >2GB
Thực ra, kinh nghiệm làm website nó nằm ở phần lựa chọn Hosting là chính. Nên các chế đặc biệt chú ý nhé! Các các chế muốn hiểu hơn chi tiết thì đọc bài viết sau: https://splanet.vn/hosting-la-gi-cac-luu-y-loi-khuyen-chon-mua-hosting/
Nên mua Hosting Việt Nam Hay quốc tế?
Ủa cái này lạ hen, đã Online mà còn kỳ thị vùng miền ah. Nhưng sự thật là có nhé các các chế.
Nếu các các chế chỉ muốn hướng đến người dùng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, thì rõ ràng các các chế nên chọn Hosting Việt Nam. Lý do là vì đường truyền nhanh, hệ thống máy chủ cũng gần. Lỡ cá mập cắn cáp thì cũng không quá lo lắng.
Nếu các các chế muốn hướng đến người dùng toàn cầu thì tất nhiên Hosting quốc tế sẽ có lợi hơn. Hiểu sơ sơ là vậy thôi. Và việc chọn Loại Hosting cũng ảnh hưởng đến chi phí làm web nhé các chế (Đề cập phần sau). Nên thú thật nếu các bạn muốn xác định kiếm tiền Online thì cứ chọn Hosting quốc tế nhé.
Lý do là vì các bạn có thêm đa dạng các cách kiếm tiền Online hơn, có cơ hội tiếp cận với khách hàng toàn cầu.
Truy cập 2 bài viết sau đây để chọn đúng loại phù hợp với mình nhất kèm ƯU ĐÃI NHÉ:
1, [HOSTING QUỐC TẾ] TOP 4 Hosting Giá Rẻ Chất Lượng Cao
2, [HOSTING VIỆT NAM] TOP 4 Hosting Chất Lượng Cao Khuyên Dùng
5. Chọn Domain – Kinh nghiệm làm Website
Cái này thì tùy vào việc sáng tạo đặt tên của các chế. Suy nghĩ cái tên nào hay hay, ngắn gọn mà thể hiện chủ đề mà mình hướng đến ấy. Nếu là Blog cá nhân thì chơi luôn tên hay nickname đáng iu của mình cũng được. Còn nếu muốn làm thương hiệu thì cứ tên thương hiệu mà chiến.
Mua domain thì nên mua cùng hosting luôn cho đỡ chuyển đổi rắc rối. Còn cỡ như tụi mình sở hữu hàng chục, hằng trăm cái thì thường dùng Namecheap cho rẻ hơn vài đồng. Nhưng mà cần biết chỉnh DNS (Dễ thôi, 1 bước copy paste).
Nếu bạn đã tự tin với kinh nghiệm làm website của mình thì hãy tìm hiểu về việc mua tên miền ở Namecheap. Từ đó bạn có thể phát triển thêm nhiều website để kiếm tiền Online bạn nhé.
6. Làm Blog, website chi phí thế nào?
Đây là điều mà hầu hết người mới đều quan tâm. Đối với những tấm chiếu mới chưa có kinh nghiệm làm Website, chi phí có thể độn lên 4,5 triệu cho 1 Blog cá nhân thông thường.
Bây giờ, mình sẽ liệt kê các khoản để các chế dễ hình dung nhé
1, Hosting: Như mình nói thì nó sẽ phụ thuộc vào cấu hình. Nhưng nếu các chế mù công nghệ thì nên đầu tư cỡ ~500k/năm (Hositng Việt Nam) để có loại tầm trung ngon ngon chút. Hay Hosting quốc tế ~700k – 1 triệu, tùy.
Có 1 lưu ý là, thanh toán càng lâu chi phí càng rẻ. Nên mình thường chọn mua các gói 3 năm trở lên. Sau gia hạn nó mắc lắm. Giá tăng lên gần gấp đôi cơ. Tuy nhiên nếu tài chính eo hẹp thì cứ 1 năm cái đã. Rồi từ từ kiếm tiền đắp vào sau.
Tất nhiên có các gói rẻ hơn, nhưng đòi hỏi các chế cần kiến thức quản trị để tối ưu dung lượng, ram, bộ nhớ nhé…
2, Domain: Cũng ko có gì đau đầu: ~200k-300k tùy công ty
3, Theme: Mua giao diện – Nếu các chế muốn Website nó đẹp đẹp chút thì đầu tư 1 cái nhé. Người ta thiết kế sẵn cả rồi, việc của mình chỉ là vào làm nội dung thôi. Chi phí đâu đó < 1 triệu là có cái ngon ngon rồi. Nhưng bạn cũng có thể vào các diễn đàn để xin phờ ri nhé.
4, Mua Plugin: Cái này thì có cái tính phí có cái miễn phí. Nhưng hầu hết là free nhé. Đôi lúc các chế bỏ tiền mua cái plugin chất lượng thì mình đang sử dụng một cái khác miễn phí cũng có nhé 😉
5, Thuê dịch vụ nếu mà setup khó quá: Nếu mà mù công nghệ quá thì mình khuyên các chế nên thuê dịch vụ cũng được. Đỡ công sức và chỉ tập trung phát triển nội dung thôi. Phí thì tùy, các các chế có thể tham khảo chỗ này chỗ kia. Như mình làm giúp thì 500k call trực tiếp, tư vấn, Full SET-UP + Theme và tối ưu ban đầu cho 1 BLOG ngon lành.
Tóm lại chi phí: 700k – 1300k/năm có ngay website tầm trung nếu các chế tự làm. Cơ mà đòi hỏi các chế phải có tinh thần học hỏi vô cực cùng 1 thời gian nhất định để có thể làm quen.
(Website giá rẻ thậm chí 500k/năm nữa cơ. Cơ mà chất lượng nó hơi kém tý)
Chi tiết:
7, Làm gì khi đã có Website, Blog cá nhân?
Có 2 việc chúng chính mà chúng ta cần làm sau khi đã sở hữu 1 Website:
1, Xây dựng nội dung: Bao gồm viết bài, xây dựng gian hàng (Nếu là web bán hàng)
2, Quảng bá đến người dùng mạng:
Bao gồm:
- SEO: Nghiên cứu từ khóa, học cách viết content hay, chuẩn SEO các kiểu
- Chia sẻ lên các Mạng Xã Hội (MXH): Nếu SEO khó quá thì lên kế hoạch chia sẻ lên MXH trước nhé. Đây là cách dễ dàng hơn cho những người mới.
- Email Marketing: Cái này thì cần kiến thức về Email Automation chút
Lời kết về kinh nghiệm làm Website
Đấy, nắm được mấy cái này rồi hãy làm Website nhé các chế. Đừng như mình! Lúc đầu cũng mày mò nghe người này người kia. Khổ cái là họ không phải dân chuyên nên mình toàn được hướng dẫn bậy bạ. Tiền mất tất mang mà kết quả vẫn không được như mong đợi. Học được những bài học khá giá trị =))
Cuối cùng, Mình là Đức! Mình là chủ nhân Website: www.splanet.vn – nơi mình chia sẻ kiến thức để cho người khác đỡ xót xa như mình đã từng @@
‼️Đừng quên tham gia hội Chuyện Học Chuyện Hành Để truy cập kho thư viện “Siêu To Khổng Lồ” miễn phí và cập nhật các kiến thức mới nhất cũng như thảo luận cùng chúng mình. Cheers!
Từ khóa:
kinh nghiệm làm website,
kinh nghiệm tạo blog cá nhân,
xây dựng webste,
kinh nghiệm làm website giá rẻ